Hành động hướng đến giảm khí thải CO2 về “0”: Khởi hành không cần đẩy máy bay!

2021/09/14

Động cơ máy bay không chỉ được dùng trong chuyến bay mà còn khi di chuyển trên mặt đất từ sân đỗ đến đường băng. Tập đoàn ANA triển khai các sáng kiến nhằm giảm phát thải khí CO2 trong khi di chuyển trên mặt đất.

“Đẩy lùi máy bay” là quy trình gì mà các máy bay cần thực hiện khi khởi hành?

Nhìn chung, khi máy bay nhận lệnh được phép khởi hành từ đài kiểm soát không lưu, một xe kéo được nối vào càng trước (còn gọi là càng mũi) và đẩy máy bay lùi vào vị trí mà máy bay có thể bắt đầu tự vận hành an toàn. Đây gọi là “đẩy lùi máy bay” và phi công khởi động động cơ trong quy trình này.

Khởi hành từ sân đỗ mà không cần đẩy máy bay, giảm phát thải khí CO2!

Sau khi đẩy lùi, máy bay sẽ tự hướng đến đường băng, nhưng để giảm tiêu thụ nhiên liệu và phát thải khí CO2 nhiều nhất có thể, Tập đoàn ANA cộng tác với Cục Hàng không Dân dụng của Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông vận tải và Du lịch, đã bắt đầu một số hoạt động ở một số khu vực của sân đỗ tại Sân bay quốc tế Tokyo (Sân bay Haneda), trong đó máy bay có thể tự khởi hành an toàn mà không cần đẩy lùi. Từ sáng kiến này, khi khởi hành từ chỗ trống của sân đỗ (một khu vực cách xa khỏi ga) không có tòa nhà hoặc các vật cản khác xung quanh, máy bay giờ đây có thể tự khởi hành bằng cách di chuyển về trước mà không cần đẩy lùi.

  • * Các hoạt động tương tự đã có sẵn ở một số sân bay.

Được đưa vào vận hành tại Sân bay quốc tế Tokyo (Sân bay Haneda), thời gian tự vận hành mỗi chuyến bay được giảm xuống khoảng 30 giây, cho phép giảm khoảng 93 tấn khí CO2 thải ra mỗi năm. Con số này tương đương với khoảng 93 hồ bơi 25 mét.

Không chỉ giảm phát thải khí CO2! Mà còn mang lại lợi ích cho khách hàng.

Khởi hành tự vận hành loại bỏ nhu cầu tháo xe kéo khỏi máy bay sau quy trình đẩy lùi máy bay, từ đó giảm thời gian chiếm dụng đường băng và ngăn máy bay chặn đường đi của máy bay khác.
Ngoài ra, thời gian cần thiết để cất cánh có thể được rút ngắn khoảng 2 phút 30 giây, giúp cải thiện tỷ lệ đến đúng giờ của các máy bay khác.

Phỏng vấn người phụ trách

Anh Tanii từ phòng Quản lý và Hoạch định hoạt động, ANA AIRPORT SERVICES CO., LTD

Vì sao anh bắt đầu cân nhắc đến điều này?

Sân đỗ được điều phối lần này là trở ngại cho việc khai thác hoạt động đúng giờ vì nếu xảy ra ùn tắc với các máy bay khởi hành từ một sân đỗ khác ở phía sau, một trong các máy bay phải chờ để khởi hành. Để cải thiện hoạt động đúng giờ và thân thiện hơn với môi trường, chúng tôi làm việc với CAB (Cục Hàng không Dân dụng) của MLIT (Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông vận tải và Du lịch) và có thể dẫn đến việc bắt đầu sử dụng quy trình vận hành máy bay không cần đẩy lùi này.

Anh đã thực hiện loại kiểm tra gì trước khi triển khai?

Với sự hợp tác của CAB thuộc MLIT, chúng tôi đã xác nhận an toàn trong ba khía cạnh sau và có thể thực hiện khởi hành mà không cần đẩy lùi.

  1. Để có thể giữ một khu vực chờ cho nhân viên bảo trì và nhân viên hỗ trợ mặt đất ở sân bay.
  2. Để đảm bảo có đủ khoảng cách giữa đầu cánh máy bay và các trang thiết bị vì máy bay sẽ đi qua giữa các trang thiết bị hiện có, chẳng hạn như các tháp chiếu sáng.
  3. Để đảm bảo rằng khí xả từ động cơ máy bay, gọi là luồng khí xả phản lực, không ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh.

Có thể thực hiện quy trình này trên sân đỗ khác không?

Cân nhắc đến các trang thiết bị như các cầu dẫn hành khách quanh sân đỗ, khoảng cách giữa đầu cánh máy bay và các trang thiết bị, và ảnh hưởng của luồng khí xả phản lực phía sau máy bay, chỉ có một số sân đỗ giới hạn phù hợp để khởi hành tự vận hành.

Để giảm phát thải khí CO2 hơn nữa.

Vì rút ngắn thời gian di chuyển trên mặt đất dẫn đến việc giảm khí thải CO2, chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với CAB thuộc MLIT để điều tra và điều phối các sân đỗ có thể khởi hành tự vận hành.

Tập đoàn ANA sẽ tiếp tục góp phần giảm phát thải khí CO2 hơn nữa bằng cách chủ động thách thức các sáng kiến mới không bị giới hạn bởi các quy ước truyền thống.

SDGs Số7 Năng lượng sạch với giá thành hợp lý
SDGs Số12 Tiêu thụ và sản xuất có trách nhiệm
SDGs Số13 Hành động về khí hậu